Facebook chat

LỄ OBON CỦA NHẬT BẢN

LỄ OBON CỦA NHẬT BẢN

LỄ OBON MANG Ý NGHĨA GÌ ?

- Hễ nhắc đến OBON có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến OBON YASUMI (kỳ nghỉ Lễ Obon). Thông thường, kỳ nghỉ Lễ Obon sẽ kéo dài từ ngày 13 ~ 16/08.

- Tuy nhiên, Lễ Obon từ trước đến nay là chỉ đến khoảng thời gian con cháu đón linh hồn của tổ tiên về và thờ cúng. Người ta nghĩ rằng, trong khoảng thời gian Lễ Obon diễn ra, tổ tiên sẽ quay về từ cõi Phật.

- Mỗi năm con cháu sẽ đón tổ tiên về nhà một lần, cầu siêu và thờ cúng cho linh hồn của họ. 

LỄ OBON DIỄN RA KHI NÀO ?

- Tùy khu vực mà thời gian diễn ra Lễ Obon cũng khác nhau. Và tùy theo Lịch Âm,  Lịch Dương thì cũng có sự phân chia lớn từ khoảng ngày 15/07 đến khoảng ngày 15/08.

- Chẳng hạn như ở Tokyo thuộc vùng Kanto, Lễ Obon thường diễn ra vào ngày 15/07. Nhưng trên cả nước lại thường được bắt đầu từ ngày 13/08 và kéo dài trong 4 ngày.

5 NGHI THỨC TỐI THIỂU CẦN GHI NHỚ TRONG DỊP LỄ OBON

Thứ 1: Nghi lễ đốt lửa đón Lễ Obon

MUKAEBI là gì ?

- MUKAEBI (đốt lửa) là cách làm dấu chỉ đường cho tổ tiên về đến nhà mà không bị lạc. Thông thường, vào buổi chiều ngày 13, con cháu sẽ đốt lửa và đón họ về. Người Nhật sẽ đặt một loại đĩa gọi là Horoku ngay lối ra vào và cổng nhà, rồi bỏ cây lau gai vào, châm lửa đốt làm cho khói bay nghi ngút. Tùy khu vực, cũng có nơi sử dụng vỏ cây phong trắng, và sử dụng đĩa chịu nhiệt thay cho loại đĩa Horoku.

- Khi đốt lửa, con cháu sẽ tập trung toàn tâm cho việc nghênh đón ông bà tổ tiên. Tại những khu nhà chung cư cũng có khi nghi thức này được thực hiện ở ban công nhà, và cũng có thể thay thế bằng cách treo đèn lồng Obon.

Thứ 2: Quét dọn bia mộ, nơi thờ cúng.

Chúng ta cùng đón ông bà tổ tiên bằng cả tấm lòng nhé !

- Lễ Obon là cơ hội tốt để chúng ta dọn dẹp sạch sẽ bia mộ, nơi thờ cúng. Việc dọn dẹp, sắp xếp lại nhà cửa để đón ông bà tổ tiên cũng là việc làm cần thiết như khi chúng ta mời khách đến nhà. Chúng ta đem theo khăn lau đến mộ, dội nước và lau sạch những vết dơ trên bia mộ. Còn với bàn thờ, chỉ cần dùng khăn khô lau sạch bụi.

- Sau khi vệ sinh, chúng ta sẽ dâng hoa và những món ăn mà người đã khuất thích, thắp nhang rồi xá lạy. Thời điểm quét dọn bia mộ cũng là khoảng thời gian rất nóng của mùa hè, chúng ta cũng cần lưu ý về trang phục, không cần mặc những trang phục màu đen quá trịnh trọng, nhưng cũng chú ý không mặc những trang phục lòe loẹt. Giày dép dễ mang cũng là một sự lựa chọn tốt.

- Có nhiều gia đình sử dụng dưa leo làm hình ngựa, cà tím làm hình bò để trang trí trên bàn thờ. Lý do là vì người ta nghĩ rằng khi về nhà nên cưỡi ngựa để thật nhanh có thể trở về, còn khi quay lại thế giới bên kia chỉ cần thong thả cưỡi bò mà đi.

Thứ 3: Dùng giấy trắng gói đồ dâng cúng.

 Không sử dụng loại giấy NOSHI !

- Trên bàn thờ, người Nhật thường dâng cúng GOKU (5 vật cần thiết cho việc cúng bái: nén nhang, hoa, đèn cầy hoặc đèn lồng, nước sạch, đồ ăn thức uống); ngựa bò được làm từ củ quả; những đồ ăn, thức uống mà người đã khuất thích.

- Ngược lại, chúng ta có thể đến thăm nhà người thân của mình bằng cách đi tảo mộ. Khi đó, chúng ta không được dùng giấy NOSHI để bọc gói trái cây hay những hộp bánh kẹo. Giấy NOSHI là loại giấy được dùng gói quà tặng, chính vì vậy bạn nên dùng loại giấy trắng tinh để gói những vật dùng khi tảo mộ. Vì chữ NOSHI có ý nghĩa ban đầu từ NOSHIAWABI (bào ngư được kéo mỏng và phơi khô) nên nó khiến người ta nghĩ đến việc sát sinh. Chính vì vậy, nó không được dùng gói những vật dâng cúng vào lễ Obon.

Thứ 4: Sử dụng loại bao FUSHUGI khi dâng cúng tiền.

Lưu ý màu sắc của dây thừng trên bao FUSHUGI !

- Chúng ta cũng có thể dâng cúng tiền vào dịp Lễ Obon đầu tiên của ngưởi đã khuất. Vào dịp này, phần lớn người viếng thường đến tảo mộ, đồ dâng cúng sẽ rất nhiều và cũng có khả năng sẽ gây trở ngại cho gia quyến. Để tránh điều này, chúng ta nên dùng tiền thay cho hiện vật.

- Khi này, người Nhật sẽ sử dụng loại bao có tên là FUSHUGI. Loại dây thừng trên bao thường có màu trắng đen. Tuy nhiên, tùy địa phương mà cũng có thể sử dụng màu vàng và trắng.

- Tiền dùng cho dịp này, với mối quan hệ người quen hoặc bạn bè thì khoảng 30.000 hoặc 50.000 yên. Và nếu dành cho Lễ Obon đầu tiên của người đã khuất thì khoảng từ 5.000 đến 10.000 yên. Vì dùng để thể hiện tấm lòng của chúng ta dành cho những người đã khuất nên không cần quá câu nệ về giá trị của số tiền dâng cúng. 5.000 yên sẽ là số tiền được cho là không quá nhiều cũng không quá ít.

Thứ 5: Đốt cây lau gai dùng đưa tiễn người đã khuất.

Dùng tấm lòng thành tiễn đưa người đã khuất !

- Ngọn lửa đưa tiễn người đã khuất về thế giới bên kia cũng sẽ được thực hiện tại nơi đốt lửa nghênh đón. Cũng như khi nghênh đón, chúng ta dùng cây lau gai hoặc vỏ cây phong trắng đốt lên, làm biển dẫn đường cho ông bà tổ tiên. Trong trường hợp sử dụng đèn lồng Obon, chúng ta sẽ thổi tắt đèn sau khi việc đưa tiễn kết thúc. Chúng ta sẽ dùng tấm lòng thành cầu mong cho ông bà tổ tiên thong thả cưỡi bò về nơi đất Phật mà không bị lạc đường.

No Comments

Post a Reply